Cầu trục là gì? Đặc điểm cấu tạo và phân loại cầu trục

Thứ sáu - 22/05/2020 15:43
Cầu trục là một loại thiết bị dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa có khối lượng rất lớn trong các nhà xưởng, nhà máy  một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.

Cụ thể cầu trục là gì? Cấu tạo của cầu trục ra sao? Cầu trục có những loại nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Cầu trục là gì?

Cầu trục là một trong những thiết bị nâng hạ rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau. Loại thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa chuyên dụng này thường được hoạt động trên hệ dầm đỡ, đặt ở trên cao của các nhà máy, phân xưởng sản xuất thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Cẩu trục cho phép nâng hạ, di chuyển những loại hàng hóa có khối lượng từ 1 tấn đến 500 tấn bằng động cơ điện. Đặc biệt, do lắp đặt và hoạt động trên cao, đây là giải pháp lựa chọn tối ưu cho những phân xưởng, xí nghiệp, nhà máy có diện tích chật hẹp.
 

cau truc
Cầu trục

Ngoài ra, cầu trục còn có rất nhiều ưu thế nổi trội hơn so với các thiết bị nâng hạ hàng hóa khác như chi phí lắp đặt thấp, dễ dàng lắp đặt, vật tư, phụ kiện thay thế dễ tìm, độ bền, tuổi thọ làm việc của thiết bị lâu dài, bảo dưỡng đơn giản.

Bởi vậy, cầu trục được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế và quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ nâng, hạ, di chuyển vật nặng, hàng hóa trong các phân xưởng, nhà kho hoặc dùng để bốc xếp, dỡ hàng hóa.

Đặc điểm cấu tạo của cầu trục

Khác với các thiết bị nâng hạ thông thường khác, cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, bên trên có lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hoặc dầm của nhà máy, phân xưởng. Bởi vậy mà cầu trục còn có tên gọi khác là cầu lăn.

Hầu hết các loại cầu trục hiện nay thường bao gồm các bộ phận cấu tạo cơ bản sau:

- Dầm chính ( dầm chủ)

- Dầm biên (dầm đầu)

- Bánh xe cầu trục

- Cột nhà xưởng, dầm chạy

- Đường ray chuyên dụng

- Các loại khớp nối trục cơ khí

- Thiết bị giảm chấn

- Động cơ di chuyển cầu trục

- Động cơ di chuyển xe con

- Phần nâng hạ gồm palang cáp điện, palang xích điện, xe con mang hàng

- Tang tời hàng

- Điều khiển cầu trục

- Hệ thống dẫn điện cho cầu trục

Nguyên lý hoạt động của cầu trục thể hiện ở việc động cơ điện truyền chuyển động qua truyền động và khớp nối trục tới các hộp giảm tốc. Sau đó, truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển cầu trục làm di chuyển toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu và xe con có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray gắn trên dầm chính.

Trường hợp cần thiết phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ hãm phanh, các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống điều khiển được đặt ở cabin. Diện tích xếp đỡ của cầu trục điện được thiết kế dạng hình chữ nhật.
 

cau truc trong cac nha may
Cầu trục sử dụng trong các nhà máy

Cầu trục gồm những loại nào?

Cầu trục bao gồm rất nhiều loại và được phân chia theo nhiều cách thức khác nhau.

- Phân loại cầu trục theo chủng loại: Cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi

- Phân loại theo dẫn động cơ cấu: cầu trục dẫn động bằng tay và cầu trục dẫn động bằng điện.

- Phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm: kết cấu một dầm chính, kết cấu 2 dầm chính, kết cấu dầm hộp, kết cấu dầm giàn.

- Phân loại theo cách tựa của dầm cầu trục lên đường ray di chuyển: cầu trục tựa (cầu trục tường) và cầu trục treo ( dầm chính liên kết phía dưới đường ray)

- Phân loại theo môi trường làm việc hay mục đích sử dụng: Cẩu trục cho cầu cảng, cầu trục phòng nổ, cầu trục thủy điện, cầu trục luyện kim, cầu trục gầu ngoạm, cầu trục mâm từ.

Trên đây là giới thiệu, chia sẻ kiến thức về cầu trục là gì? Đặc điểm cấu tạo và phân loại cầu trục. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ trang bị thêm những kiến thức bổ ích về thiết bị nâng hạ hàng hóa này. Chúc các bạn sử dụng các thiết bị cầu trục an toàn và hiệu quả!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây