Máy ép nhiệt có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Sử dụng các loại máy ép nhiệt đem lại những lợi ích nổi bật gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây.
Máy ép nhiệt là một trong những loại máy ép được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các nhà máy, xưởng may mặc. Nó có tác dụng dùng để ép nhãn mác, ép keo, hình mẫu và in ấn các loại logo, họa tiết, hoa văn trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, lụa, da giày...
Loại máy ép này có rất nhiều kiểu mẫu, chủng loại khác nhau như:
- Máy ép nhiệt khổ
- Máy ép dập cơ
- Máy ép nhiệt ben dầu
- Máy ép nhiệt nóng lạnh
- Máy ép nhiệt nguyên cuộn
- Máy ép nhiệt phẳng
- Máy ép nhiệt mini
Máy ép nhiệt hoạt động nhờ hệ thống khí nén và miếng điện trở với nhiệt độ nhất định. Khi khởi động máy, hệ thống xi lanh khí nén ép xuống kết hợp với nhiệt độ nhất định của miếng điện trở cho phép ép, in các loại hoa văn, hình ảnh, chi tiết, logo lên vải, lụa, da...
Hiện nay, có 2 chế độ hoạt động ép nhiệt đó là chế độ ép bằng tay và ép tự động. Trong đó, chế độ ép tự động cho phép tự khống chế thời gian làm việc và có tín hiệu thông báo khi kết thúc thao tác in, ép.
Mặc dù máy ép cao cấp này có rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, chức năng khác nhau nhưng về cơ bản, cấu tạo máy đều bao gồm các bộ phận, chi tiết chính sau:
Thân máy ép hình hộp chữ nhật, được lắp ráp với hệ thống khí nén ở phía trên và điều khiển bởi hệ thống điều khiển chuyên biệt. Bên trên thân máy được lắp đặt một tấm điện trở có tác dụng chuyển nhiệt hiệu quả.
Hệ thống khí nén sử dụng trong các loại máy ép gia nhiệt này bao gồm nguồn cấp khí, bộ lọc khí, van phân phối, bích nối, van tiết lưu, đai ốc, trục vít ráp, bulong, điện trở nhiệt, mâm nhiệt, tấm cách nhiệt...
Băng tải công nghiệp được ứng dụng trong cơ cấu máy ép nhiệt với mục đích vận chuyển tải đơn hoặc số lượng vật liệu lớn từ điểm này đến điểm khác một cách dễ dàng, tiện lợi.
Hệ thống dẫn hướng là thành phần cấu tạo không thể thiếu trong máy ép nhiệt. Nó có tác dụng đem lại những chuyển động tuyến tính trơn tru, mượt mà, đảm bảo độ chính xác cao, ít ma sát.
Thanh trượt dẫn hướng được áp dụng cho các thiết bị máy ép này bao gồm thanh trượt vuông, thanh trượt tròn, trục vitme...
Ưu điểm:
- Cho phép in, ép hiệu quả trên nhiều mặt hàng, chất liệu khác nhau.
- Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, kết cấu đẹp mắt, dễ dàng sử dụng và bảo quản.
- Có độ an toàn, tin cậy cao
- Nhờ sử dụng hệ thống điều khiển tự động hóa, máy ép nhiệt đảm bảo sự phân bố đồng đều nhiệt độ.
- Cho độ chính xác, độ giãn nhiệt và độ bền thiết bị cao.
- Cho phép khống chế thời gian khi làm việc và có tín hiệu thông báo khi hoạt động xong.
- Đa dạng các kiểu dáng, chủng loại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng dụng máy ép trong sản xuất và đời sống.
- Đem lại năng suất làm việc cao
Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều lợi ích ứng dụng thiết thực nhưng máy ép nhiệt vẫn tồn tại một số nhược điểm, hạn chế như:
- Dòng khí xả tạo tiếng ồn
- Cần thực hiện điều chỉnh các thông số về thời gian, nhiệt độ, tính năng làm việc khi in, ép các loại chất liệu khác nhau.
Trên đây là những kiến thức hiểu biết cơ bản về máy ép nhiệt. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hữu ích với những ai đang và có ý định ứng dụng thiết bị này.
Nếu các bạn có nhu cầu tìm địa chỉ cấp thiết bị, phụ kiện máy ép nhiệt giá rẻ, chất lượng cao tại tphcm, hãy liên hệ với Ngô Phan theo hotline 0911 403 để được tư vấn và hỗ trợ lựa chọn tốt nhất.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn